Tổng lượt truy cập: 832707
Đang truy cập: 4
Kế hoạch "Vườn Địa Lý" 2018-2019
Theo: Nguyễn Phúc Hưng - Cập nhật ngày: 10/10/2018 - 16:08:51

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI

TỔ SỬ-ĐỊA-GIÁO DỤC CÔNG DÂN

 

Số: 02 /KH.THCS-SĐGDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thị trấn Thới Lai, ngày 27 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

 Thực hiện “Vườn Địa lý”, năm học 2018 - 2019

 



 

 

  Thực hiện Công văn số 707/PGD-ĐT ngày 20 tháng 9 năm 2018, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Thới Lai;

          Căn cứ vào kế hoạch số 27/KH-THCS ngày 24 tháng 9 năm 2018 của trường THCS thị trấn Thới Lai về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;

Căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường tiếp tục thực hiện mô hình “ Trường học mới – Công viên – Trải nghiệm”  Đặc biệt nhu cầu dạy và học theo hướng trải nghiệm thực tiễn đối với môn Địa lý cho học sinh;

Nay Tổ: Sử-Địa-GDCD, xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Vườn Địa lý” cho học sinh như sau,

I. Mục đích, yêu cầu:

Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Xây dựng cảnh quan trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, thân thiện, an toàn theo quy định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút tạo động lực cho học sinh đến trường nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết Địa lý vào thực tiễn đời sống, để các em tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa trải nghiệm thực tiễn và sáng tạo vừa rèn luyện kỹ năng sống vừa có ý thức bảo vệ mội trường, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, trải nghiệm của học sinh trên các môn học như: Địa lý; Lịch sử; Ngữ văn; Giáo dục công dân; Mỹ thuật...

Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với điều kiện nhà trường; phát huy được vai trò chủ thể, sáng tạo của học sinh, các em được trải nghiệm thực tế; tổ chức được các hoạt động giáo dục, các hoạt động dạy học gắn với thực địa khu vườn Địa lý.

II. Nội dung thực hiện Vườn Địa lý:

Mục tiêu của môn Địa lí ở cấp trung học cơ sở là giúp học sinh hình thành những năng lực chuyên môn như: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội), năng lực sử dụng các công cụ của địa lí học và khảo sát thực địa, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Những năng lực này được hình thành trên cơ sở học sinh có kiến thức cơ bản, có chọn lọc về địa lí tự nhiên đại cương, địa lí các châu lục, địa lí Việt Nam, có các kĩ năng đơn giản trong sử dụng các công cụ của địa lí. Trên cơ sở đó, môn Địa lí khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của kiến thức, kĩ năng và năng lực địa lí, có kiến thức vận dụng những điều đã học vào thực tế. 

Mô hình “Vườn Địa lý” được đặt ngay trong khuôn viên trường, tại vị trí trân trọng phía trước khu nhà học tập, đây là nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát, lý tưởng cho việc học tập và trải nghiệm.

Mục đích của mô hình “Vườn Địa lý” thu nhỏ này sẽ giúp cho học sinh tham quan, tìm hiểu tiếp thu nhanh và nắm kiến thức sâu hơn về các bài giảng liên quan đến kiến thức Địa lý tự nhiên (thay vì học sinh chỉ tưởng tượng qua lời nói, xem tranh ảnh), mặt khác cũng giúp các giáo viên dạy Địa lý có mô hình trực quan sinh động hơn.

Mô hình “Vườn Địa lý” Trường THCS thị trấn Thới Lai sẽ mang đến một môi trường học tập đầy đủ, hoàn thiện, phục vụ tốt cho sự phát triển toàn diện cũng như tích lũy kiến thức của học sinh cụ thể là:

- Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giúp học sinh phát triển tư duy không gian, hình thành ở học sinh cách tiếp cận các sự vật và hiện tượng địa lí diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian – thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản: Cái gì? Ở đâu? Như thế nào?,...

- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội), thể hiện ở việc học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên, giữa các hiện tượng, quá trình địa lí kinh tế – xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội.

- Năng lực sử dụng các công cụ của địa lí học và khảo sát thực địa ,giúp học sinh có các kĩ năng làm việc với atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, bảng số liệu, tranh ảnh, những trải nghiệm thực địa mà học sinh được tham gia.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn, thể hiện ở việc học sinh vận dụng được kiến thức thực tế để bổ sung, làm sáng rõ kiến thức địa lí; đồng thời vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.

Trong môn Địa lí, có thể phân biệt hai khối kiến thức cơ bản: kiến thức thực tế và kiến thức lí thuyết. Trong dạy học, giáo viên phải rất chú ý. lựa chọn các kiến thức thực tế sao cho tiêu biểu, gây ấn tượng với học sinh và không đưa vào quá nhiều thông tin làm rối trí học sinh. Trong việc hình thành các biểu tượng địa lí, các phương tiện dạy học trực quan như mô hình, bản đồ, các trích đoạn video clip có vai trò quan trọng.

Học sinh cần được học từ thấp đến cao về các mối liên hệ và quan hệ nhân quả diễn ra trong thiên nhiên, trong xã hội, cũng như trong mối quan hệ giữa xã hội, con người và môi trường. Những tác động của thiên nhiên tới đời sống và hoạt động sản xuất của con người ở các địa phương khác nhau thường được nhấn mạnh trong dạy học Địa lí. Ngoài ra, tác động của hoạt động kinh tế tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên cần được chú. đầy đủ hơn, nhất là trong việc tích hợp nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục vì sự phát triển bền vững trong phân môn Địa lí.

Đa dạng hoá và linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ngoài thực địa, học theo dự án học tập,... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lí, sử dụng có hiệu quả vườn địa lý trong nhà trường vào dạy và học.

III. Tổ chức thực hiện:

Trên đây là kế hoạch thực hiện “Vườn Địa lý” năm học 2018 – 2019, giáo viên bộ môn, nhóm chuyên môn, xây dựng kế hoạch cụ thể hóa theo từng chủ đề/khối/ lớp và tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề nẩy sinh, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về tổ trưởng để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời./.

                                                                                                  TM. TỔ SỬ ĐỊA - GDCD

     Nơi nhận:                                                                                           TỔ TRƯỞNG

- BGH Trường (báo cáo);                                                                                          

- Các thành viên tổ chuyên môn (thực hiện);

-  Các Tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường (để phối hợp);

- Lưu: VP.

 

 

                                                                               Nguyễn Phúc Hưng

 

 

 

 

   DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

 

 

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (1483)bình luận (0) Đánh giá bài viết (4)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net