Tổng lượt truy cập: 832747
Đang truy cập: 4
Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018
Theo: - Cập nhật ngày: 28/09/2018 - 09:41:50

PHÒNG GIÁO DỤC THỚI LAI

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI

 

Số:  68 /BC-THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thị trấn Thới Lai, ngày 25 tháng 05 năm 2018

 

BÁO CÁOTỔNG KẾT

 NĂM HỌC 2017 - 2018

Căn cứ công văn số: 2205/SGDĐT- GDTrH ngày 12 tháng 9 năm 2017, của Sở Giáo dục & Đào tạo, về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 - 2018.

Căn cứ công văn số: 749/PGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2017, của Phòng Giáo dục & Đào tạo, về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 - 2018.

Căn cứ vào Kế hoạch số:36/KH-THCS ngày 25 tháng 09 năm 2017 của trường THCS thị trấn Thới lai về thực hiện nhiệm vụ Giáo duc trung học cơ sở năm học 2017 - 2018;

   Qua một năm thực hiên, Trường THCS thị trấn Thới Lai, đánh giá thực trạng hoạt động có những thuận lợi và hạn chế như sau: 

I. Đánh giá việc phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh (Phải có số liệu, tỷ lệ cụ thể, so sánh với cùng kỳ năm trước)

  1. 1.      Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh, giáo viên

 

Năm học

 

Tổng số lớp

Học sinh

Giáo viên - CNV

Tổng

Nữ

Khối 6

KhốI 7

Khối 8

Khối 9

Tổng số GVCNV

Nữ

Cán bộ quản lý

Giáo viên

CNV

2015 - 2016

43

1653

848

459

509

369

416

90

63

3

81

6

2016 - 2017

43

1687

853

451

435

464

337

89

62

3

80

6

2017-2018

43

1704

876

458

427

400

419

87

66

3

78

6

2. Các giải pháp đã thực hiện nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia.

Nhà trường xây dựng trường chuẩn quốc gia theo Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012. Ban giám hiệu và các thành viên trong Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia và tổ chức thực hiện được UBND thành phố công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải chú ý đến công tác xây dựng đội ngũ, muốn có chất lượng giáo dục tốt thì trước tiên phải có đội ngũ ổn định về số lượng, vững vàng về chuyên môn, kiên định về tư tưởng chính trị. Để làm tốt điều này BGH nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho CB-GV-NV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy khả năng, sở trường công tác; phối hợp với các tổ chức trong nhà trường có chính sách hỗ trợ giáo viên khó khăn, để giáo viên an tâm công tác tốt; thực hiện nghiêm túc các đợt tập huấn chuyên môn, các hội thảo chuyên đề do ngành tổ chức nhằm giúp đội ngũ giáo viên học tập thêm những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy đem lại hiệu quả cao.

Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn bằng cách thực hiện tốt các quy chế, quy định chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Ngoài ra thực hiện tốt các biện pháp như đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt trên cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi cách dạy cách học phù hợp; tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn như thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, làm và sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các chuyên đề, thao giảng -  hội giảng; áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hiệu quả, thiết thực. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tuyên dương khích lệ những học sinh có tiến bộ vượt bậc; trang bị tốt về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa sách tham khảo cho học sinh và giáo viên; đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra

3. Công tác phổ cập giáo dục.

Nhà trường tham mưu củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD, đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách PCGD; thực hiện tốt việc quản lí và lưu trữ hồ sơ PCGD; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình PCGD.

Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục; tích cực huy động các đối tượng diện PCGD THCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn PCGD THCS. Kết quả như sau:

          - Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1:        129/129   Tỉ lệ:100 %   

          - Tỉ lệ đối tượng 11-14 tuổi TNTH:          572/580   Tỉ lệ: 98.6 %                 

          - Tổng số học sinh TNTH vào lớp 6:       137/137   Tỉ lệ: 100 %

          - Tổng số hs lớp 9 TNTHCS (2 hệ) năm học qua: 120/120 Tỉ lệ: 100 %

          - Tổng số đối tượng 15-18 TNTHCS (2 hệ):558/612 Tỉ lệ: 91.17%        

4. Công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Nhà trường đã tổ chức mở được 10 lớp (Khối 6: 4 lớp; Khối 7: 3 lớp; Khối 8: 3 lớp) học 2 buổi/ ngày, học 3 môn; Ngữ văn, Toán, Tiếng anh và các môn năng khiếu cho 390 học sinh để tạo nguồn học sinh giỏi

II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học

     1. Tình hình và kết quả công tác chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

 1.1. Tình hình và kết quả triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2017-2018.

Nhà trường tích cực đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý và giáo viên tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập, chủ động và sáng tạo, tổ chức cho học sinh tích cực tự rèn luyện nhân cách, thể chất và trí tuệ, kỹ năng làm chủ cuộc sống;

 Nhà trường đã  đã chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình các môn học; thực hiện kế hoạch, thời gian năm học, xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong một số môn học; thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Thực hiện đầy đủ về hồ sơ, sổ sách, tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ, văn bản theo đúng quy định; Giáo viên dạy đúng, đủ theo chương trình, thực hiện tốt các loại hồ sơ theo quy định của chuyên môn; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập; 100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, soạn giảng đầy đủ trước khi lên lớp, tổ chuyên môn ký duyệt 01ần/tháng, Ban giám hiệu ký duyệt 01 lần/học kỳ và thực nghiêm túc chế độ báo cáo kịp thời đúng quy định.

* Chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo (Phải có số liệu, tỷ lệ cụ thể, so sánh với cùng kỳ năm trước).:

Nội dung

Năm học

2015-2016

2016-2017

2017-2018

- Tổng số CBGV-CNV

91

89

89

- Tổng số học sinh

1660

1611

1628

- Hạnh kiểm (%)

+ Tốt:

+ Khá:

+ Trung bình:

+ Yếu:

 

80,6%

16.1%

3,3%

0%

 

86,22%

10,80%

2,67%

0,31%

 

85,36%

12,07%

2,57%

0,0%

- Học lực (%)

+ Giỏi: 

+ Khá:

+ Trung bình:

+ Yếu, kém:

 

18,2%

49,8%

30,1%

1,9%

 

22,72%

45,69%

30,17%

1,43%

 

20,68%

47,91%

30,25%

1,15%

- Tổng số học sinh lên lớp thẳng (tỷ lệ)

 

99,6%

 

99,8%

 

99,64%

- Tổng số học sinh lưu ban (tỷ lệ)

0,4%

0,2%

0,36%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

100%

100%

99,50%

- Tỷ lệ hiệu quả đào tạo

84,7%

87,5%

89,5%

- Học sinh học đúng độ tuổi

91%

92,1%

92,8%

- Giáo viên giỏi huyện

13

11

15

- Giáo viên giỏi thành phố

KT

06

KT

- Học sinh giỏi huyện

120

137

67

- Học sinh giỏi thành phố

13

14

13

- Học sinh giỏi Quốc gia

0

01

0

- Tỷ lệ PCGD THCS

87,4%

           90%

91,17%

- Xếp loại đơn vị cuối năm học

LĐXS

LĐXS

LĐXS

          * Kết quả các phong trào mũi nhọn năm học 2017-2018

- Học sinh giỏi bộ môn cấp huyện đạt 49 HS (Môn Toán đạt7/8, trong đó: 1giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải KK, 3 CN; Môn Ngữ văn đạt 5/8 hs, trong đó 1 giải nhì; 1 giải KK, 3 CN; Môn tiếng Anh đạt 3/3 hs, trong đó 1 giải nhất, 1 giải KK, 1 CN; Môn Lịch sử đạt 4/4 hs, trong đó 1 giải ba, 1 giải KK, 1 CN; Môn Địa lý đạt 4 /7hs, 4 CN; Môn Hóa học đạt: 7/8 học sinh, trong đó 1 giải nhất, 1 giải KK và 5 công nhận; Môn Vật lí đạt: 9 hs; Môn Sinh học đạt: 4 hs; Mmôn GDCD đạt 6 hs.)

- Học sinh giỏi bộ môn cấp thành phố đạt: 9 học sinh (trong đó: 1 giải nhì và 1 giải ba môn Lịch sử; 1 giải KK môn tiếng Anh, 1 giải KK môn Địa lí, 1 giải KK môn Ngữ văn, 2 giải KK môn Hóa học, 2 giải KK môn Vật lí).

- Kết quả HSG Thí nghiệm thực hành cấp huyện đạt: 14 học sinh; 1 giải nhất, 1 giải nhì; 2 giải khuyến khích; 10 công nhận (Trong đó 08 học sinh môn Vật lí; 4 học sinh môn Hóa học; 02 học sinh môn Sinh học).

 - Kết quả HSG Thí nghiệm thực hành cấp thành phố đạt: 3 học sinh (trong đó: TNTH Hóa học đạt: 2 hs, 1 giải nhì, 1 KK; môn TNTH Vật lí đạt: 1 KK).

 - Thi máy tính cầm tay cấp huyện: 04/05, 1 giải nhì, 3 CN.

 - Thi máy tính cầm tay cấp thành phố: 01 học sinh đạt giải ba.

 - Thi khoa học kỹ thuật đạt cấp huyện 2 sản phẩm.

 - Điền kinh học sinh cấp huyện đơt 1: 37 HC ( 15 giải nhất, 12 giải nhì, 10 giải ba).

1.2. Tình hình và kết quả đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đáng giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; mô hình tổ chức các hoạt động trải nghiệm của đơn vị.

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên nghiêm túc chấp hành quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần của nhà trường và của các tổ chuyên môn, của giáo viên theo tinh thần đổi mới quản lý giáo dục, gắn kết với cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Nhà trường đã tập trung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn, thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, nâng cao năng lực của giáo viên thông qua các hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đây là một hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn bước đầu mang lại hiệu quả. tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội chia sẻ, trao đổi, học tập lẫn nhau để rút ra được kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.

Nhà trường đã thành lập “Khu vui chơi, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh” bao gồm: Gian trò chơi dân gian, gian hội họa âm nhạc, gian khoa học trải nghiệm; khu thực nghiệm trồng rau sạch và trồng cây bon sai mini, khu vườn thuốc nam; khu chăn nuôi kết hợp xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học; đầu tư kinh phí lắp đặt các dụng cụ thể dục ngoài trời, tạo sân chơi bổ ích giúp học sinh có điều kiện vui chơi mỗi ngày, từ đó đã giúp cho học sinh biết quan sát, biết suy nghĩ và tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, tạo điều kiện cho học sinh tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.

Tổ chức cho học sinh tham gia đọc sách tại thư viện, thư viện xanh, khu trải nghiệm, vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các buổi lao động, từ đó hình thành thói quen đọc sách; Phát động phong trào bảo vệ môi trường “chiến sỹ môi trường”, tổ chức “Diễn đàn những điều em muốn nói”; tổ chức “Đối thoại giữa ban lãnh đạo nhà trường với cán bộ giáo viên công nhân viên”; thu hút hàng trăm ý kiến đóng góp xây dựng để phát triển nhà trường bền vững.

1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm vào THPT và bổ túc THPT; các biện pháp hướng nghiệp, phân luồng đã triển khai thực hiện và hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, nhà trường đã thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp trong các giờ chính khóa, ngoại khóa cho học sinh, hướng nghiệp nghề đến tận phụ huynh và học sinh từ lớp 8 - 9 để giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập và cơ hội học tập, làm việc, giúp học sinh tự đánh giá đúng khả năng học tập của mình. Phụ huynh và học sinh xem xét hoàn cảnh thực tế của gia đình để chọn hướng đi phù hợp.

 Nhà trường phối hợp với Trường trung cấp nghề Thới Lai tư vấn nghề nghiệp có 100% học sinh khối 9 tham gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm vào THPT là 326 học sinh, tỷ lệ 82,11 %, vào TTGDTX và học nghề là 71 học sinh, tỷ lệ: 17,89%;

1.4. Kết quả hoạt động dạy và học ngoại ngữ.

Nhà trường tiếp tục triển khai dạy chương trình thí điểm theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” tiếp tục triển khai chương trình này ở các lớp đầu cấp và lớp tiếp theo.

 Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. tổ chức đánh giá năng lực đầu ra bậc 2 đối với học sinh lớp 9 tham gia chương trình thí điểm tiếng Anh. Tổ chức thực hiện dạy Tiếng Anh thí điểm cho 71 học sinh lớp 6M1, 6M2; 42 học sinh lớp 7A1; 38 lớp 8A1 và 36 hs 9A1. Tiếng Anh tăng cường lớp 6A3 và 7A5.

1.5. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống của giáo viên, học sinh; khắc phục tình trạng bạo lực học đường và các hiện tượng tiêu cực khác.

Việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tác động mạnh mẽ đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh trong nhà trường, giúp đội ngũ nhận thức về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; việc gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã góp phần xây dựng “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt”, “Trường học văn minh, thân thiện”, vận động gia đình cán bộ giáo viên, công nhân viên tích cực xây dựng “Gia đình văn hóa”;

Công tác giáo dục truyền thống dân tộc và lý tưởng cách mạng cho học sinh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, luôn được nhà trường quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, nhiều loại hình đa dạng như sinh hoạt dưới cờ, tổ chức hội thi, sinh hoạt chủ điểm gắn với các ngày truyền thống như ngày Nhà giáo VN 20/11, ngày thành lập QĐNDVN 22/12…Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức trong học sinh thông qua các môn học lịch sử, giáo dục công dân, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, xây dựng góc tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học.. Từ đó giúp cho học sinh nâng cao lòng yêu nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc.

1.6. Công tác giáo dục thể chất.

Nhà trường thực hiện tốt giáo dục thể chất cho học sinh thông qua các tiết học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, thành lập khu giáo dục thể chất như: Nhà thi đấu đa năng, sân bóng chuyền, sân bóng đá, khu vui chơi bãi tập, đầu tư mua sắm lắp đặt thêm 12 thiết bị tập luyện thể dục ngoài trời với tổng kinh phí 64 triệu đồng, từ đó giúp học sinh có điều kiện rèn luyện thân thể, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Đã thành lập được 6 Câu lạc bộTDTT với tổng số học sinh là: 105 học sinh (Bóng đá 30 học sinh; Bóng chuyền 30 học sinh; Bóng bàn 15 học sinh; Cầu lông 10 học sinh; Đá cầu 10 học sinh; Cờ vua 10 học sinh).

Kết quả hoạt  động các CLB tham gia HKPĐ cấp huyện đạt được kết quả đạt 37 huy chương (Điền kinh 12 huy chương; Bóng chuyền 1 huy chương; Đá cầu 4 huy chương; Bóng bàn 10 huy chương các loại; Cầu lông 8 huy chương các loại; Cờ vua 1 huy chương; Bóng đá 1 huy chương). Kết quả xếp loại thể lực học sinh cuối năm có 1635/1635 học sinh xếp loại Đạt, tỷ lệ 100%.Kết quả khám sức khỏe của học sinh như sau: Xếp loại A :1264 học sinh; Xếp loai  B : 393 học sinh; Xếp loại C : 4 học sinh.

    2. Triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6

 Để thực hiện có hiệu quả mô hình trường học mới năm học 2017-2018 nhà trường đã có những giải pháp sau: Thực hiện tốt công tác truyền thông, phổ biến đến PHHS và CBGV nắm được chủ trương của ngành và tính ưu việt của mô hình học tập này nên được PHHS và giáo viên đồng tình hưởng ứng; Phân công giáo viên, có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề để giảng dạy các lớp này. Dành phòng học riêng cho lớp học THM, cũng như trang thiết bị dạy học.

Sau khi được tập huấn về mô hình THM do SGD, PGD tổ chức, nhà trường đã tiến hành triển khai lại cho toàn thể giáo viên nắm và chỉ đạo vận dụng những thành tố tích cực trong mô hình THM trong tổ chức hoạt động dạy học đối với các lớp đại trà; Mô hình THM thể hiện rất rõ việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực, sở trường của học sinh, học sinh phải chủ động tìm kiến thức, dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Đó là những thành tổ tích cực ở mô hình THM. Kết quả các môn học đạt được như sau:

TT

Số lớp

Số HS

 KẾT QUẢ HỌC TẬP

PHẨM CHẤT

NĂNG LỰC

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

2

71

15

21.1

49

69.0

7

9,9

69

97.2

2

2.8

0

0,0

71

100

0

0,0

0

0,0

  3. Triển khai phương pháp giáo dục hành động theo Dự án WINDY (đối với các đơn vị đã và đang tham gia Dự án).

3.1. Viêc tổ chức tập huấn WINDY dành cho học sinh.

Thực hiện tốt chủ trương của Sở Giáo dục- Đào tạo Cần Thơ, nhà trường đã phân công 10 giáo viên tham gia lớp tập huấn dự án Windy do Sở Giáo dục tổ chức, và tổ chức triển khai tập huấn 01 lớp với 30 học sinh trong học sinh theo Dự án Windy. Qua quá trình hoạt động của học sinh, giáo viên tham gia dự án Windy đến nay đã có những kết quả thiết thực: Học sinh đã vận dụng được kỹ năng sống tốt hơn trong cuộc sống trên các lĩnh vực về môi trường, tận dụng, tái sử dụng vật thải để cải tiến phục vụ cuộc sống.

3.2. Kết quả thu thập cải tiến của học sinh (có danh sách đăng ký của học sinh, minh chứng kèm theo).

TT

Họ tên học viên

Lớp/ số ĐT

Mô tả cải tiến sau khi dự WINDY/học tích hợp

Số CT

Ghi chú

1

Lương Thị Yến Khoa

6A1

Sắp xếp nơi học tập gọn gàng, thực hiện an toàn giao thông, trồng rau sạch

3

 

2

Nguyễn Ngọc Anh Thư

6A2

Sắp xếp nơi học tập gọn gàng cung cấp chỗ ở cho vật dụng nhà bếp, trồng cây cảnh xung quanh nhà, ghi chú chỗ công tắc điện

4

 

3

Chung Kim Ngân

6M1

Tái sử sụng chai nhựa, sử dụng vật phế thải làm hộp đựng viết, thực hiện an toàn giao thông,

3

 

4

Trần Thị Bích Ngọc

6M2

Sắp xếp nơi học tập gọn gàng cung cấp chỗ ở cho vật dụng nhà bếp, trồng cây cảnh xung quanh nhà

3

 

5

Lưu Lâm Như Ái

7A2

Trồng cây xanh xung quanh nhà, trồng rau sạch

2

 

6

Lê Hồ Tường Vy

7A3

Tái sử sụng chai nhựa, cung cấp chỗ ở cho vật dụng nhà bếp, sắp xếp chỗ học gọn gàng

3

 

7

 

Nhan Nguyên Phát

6A2

- Dán nhãn trên các đồ dung

- Cung cấp chỗ ở cho mỗi vật dụng gia đình

2

 

8

 

Trần Ngọc Tuệ Nghi

6A2

- Trồng cây xanh

- Dán nhãn trên các đồ dùng

- Cung cấp chỗ ở cho mỗi vật dụng gia đình

3

 

9

 

Trần Quế Trân

6A7

- Tiết kiệm điện

- Cung cấp chỗ ở cho mỗi dụng cụ học tập và mỗi vật dụng gia đình

3

 

10

 

Trương Thị Huỳnh Như

7A3

- Sử dụng nước sạch

- Cung cấp chỗ ở cho mỗi dụng cụ học tập và mỗi vật dụng gia đình

- Phòng chống muỗi, côn trùng và động vật nguy hại.

- Giữ gìn vệ sinh nhà tắm

4

 

11

 

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

7A3

- Sử dụng nước sạch

- Cung cấp chỗ ở cho mỗi dụng cụ học tập và mỗi vật dụng gia đình

- Trồng cây xanh

- Dán nhãn trên các đồ dùng

4

 

12

 

 

Nhan Hoàng Phúc

7A3

- Cung cấp chỗ ở cho mỗi dụng cụ học tập và mỗi vật dụng gia đình

- Trồng cây xanh xung quanh nhà

- Dán nhãn trên các đồ dùng

- Chế tạo các dụng cụ sinh hoạt bằng vật liệu tái sử dụng.

4

 

13

Trần Thị Trinh

7A3

- Cung cấp chỗ ở cho mỗi dụng cụ học tập và mỗi vật dụng gia đình

- Trồng rau xung quanh nhà

- Dán nhãn trên các đồ dùng

- Chế tạo các dụng cụ học tập, sinh hoạt bằng vật liệu tái sử dụng.

- Phòng chống muỗi, côn trùng và động vật nguy hại.

- Thu gom gắc thải vào nơi quy định- Tăng cường ánh sáng và thông gió gốc học tập

7

 

14

Nguyễn Văn Hòa

7A3

Sắp xếp nơi học tập gọn gàng, dán nhãn cho đồ vật

2

 

15

Phan Duy Anh

6A3

Tái sử dụng chai nhựa, trồng rau sạch, tiết kiệm điện

3

 

16

Huỳnh Phương Thảo

6A1

Dán nhãn cho đồ vật, trồng rau sạch

2

 

17

Liêu Hoài Tân 

7A2

- Tạo ánh sáng tự nhiên cho phòng ngủ

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

- Dán nhãn cho đồ dùng

- Dùng thùng, xô bỏ trồng hoa

4

 

18

Võ Thị Kiều Thanh

 

7A2

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

1

 

19

Trần Văn Triệu

7A9

Tận dụng sọt, gáo dừa bỏ để trồng hoa.

- Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

2

 

20

Trần Long Thiên

7A4

- Ủ lá cây làm phân xanh trồng cây

- Dán nhãn cho đồ dung

- Sắp xếp góc học tập ngăn nắp

- Tận dụng đất trống trồng rau xanh

4

 

21

 

Nguyễn Thị Bích Ngân

6A10

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

- Dán nhãn cho đồ dung

- Sử dụng lại chai bỏ làm hộp đựng viết.

3

 

22

 

Nguyễn Thị Cẩm Hà

 

7A3

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

- Dán nhãn cho đồ dung

- Sử dụng lại lon bỏ làm hộp đựng viết.

3

 

23

 

Tạ Ánh Tuyết

 

7A6

 

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

- Dán nhãn cho đồ dung

 

2

 

24

 

Trần Bá Toàn

6A7

- Tận dụng đất trống rau xanh

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

2

 

25

Trần Ngọc Cường

7A3

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

- Dán nhãn cho đồ dung

2

 

26

Nguyễn Tấn Đạt

6M1

- Sắp xếp góc học tập ngăn nắp

- Tận dụng đất trống trồng rau xanh

2

 

27

Nguyễn Minh Triệu

6M1

Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

1

 

28

 

Lê Thị Thanh Thảo

6A1

- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp

- Dán nhãn cho đồ dung

2

 

29

Nguyễn Vũ Duy Anh

7A2

- Dán nhãn cho đồ dung

 

1

 

30

Nguyễn Thị Hồng Hoa

6A1

- Sắp xếp góc học tập ngăn nắp

- Tận dụng đất trống trồng rau xanh

2

 

3.3. Các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án; tuyên truyền, giáo dục, nhân rộng Dự án tại đơn vị.

Nhà trường tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện dự án Windy trong các hoạt động như: Xây dựng khu vui chơi trãi nghiệm sáng tạo, vườn thuốc nam, Vườn rau sạch, mô hình chăn nuôi kết hợp xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học, phong trào “Chiến sĩ môi trường” Dự án Windy đã được mở rộng trong học sinh, phụ huynh học sinh trong các năm tiếp theo.

    4. Công tác đổi mới quản lý chuyên môn và các hoạt động giáo dục

4.1. Đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo định hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các tổ, bộ phận của đơn vị.

Nhà trường tích cực đổi mới quản lý giáo dục trong việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo định hướng phân cấp, giao quyền tự chủ cho các  ban tổ chuyên môn, được chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục, chủ động về chương trình, chủ động về công việc, nâng cao trách nhiệm của mình từ đó đã nâng cao chất lượng dạy và học;

4.2. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, vệ sinh, có tính tham gia và dân chủ: đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn; sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; công tác bồi dưỡng các nội dung chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên. Tăng cường điều kiện đảm bảo và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý; tình hình tổ chức và quản lý các hoạt động  chuyên môn trên Trang mạng “Trường học kết nối”.

Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng, nhóm chuyên môn sinh hoạt 2lần/tháng, đây là dịp để giáo viên trao đổi sâu về chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học; giáo viên đã coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, trong quá trình đổi mới giáo dục đã thúc đẩy động lực học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả giáo dục; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới đã gắn với việc khai thác, sử dụng các thiết bị trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng từng bộ môn.

Nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, vệ sinh và dân chủ; tăng cường đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn như: kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, đổi mới về phương pháp và việc sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên; Giáo viên đã từng bước sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ một cách hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, kết quả như sau:

- Tổ chức 16 chuyên đề  trong nhà trường như: Công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên  môn theo hướng nghiên cứu bài học; Một số giải pháp tổ chức thực hiện việc dạy học mô hình Trường học mới;Thực hiện chương trình trường học mới môn khoa học tự nhiên lớp 6; Thực hiện mô hình trường học mới môn Công nghệ 6; Biện pháp giáo dục học sinh học tốt bộ môn Công nghệ; Dạy học mô hình trường học mới môn KHTN; Dự giờ tiết dạy minh họa theo hướng nghiên cứu bài học môn Hóa học; Dạy học theo mô hình trường học mới môn KHXH; Hiệu quả UDCNTT trong dạy học Địa lý lớp 6; Tổ chức trò chơi gây hứng thú trong giờ học tiếng Anh; Khắc phục căn bệnh đọc nốt nhạc; Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 8;  Dạy học theo mô hình trường học mới môn Toán; Một số vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học giải Toán bằng tiếng Anh; Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới ở môn Ngữ văn;  Rèn kĩ năng viết phương trình hóa học của học sinh cấp THCS; Nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí;  Tạo hứng thú cho học sinh học bộ môn GDCD).

Tình hình tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trên Trang mạng “Trường học kết nối”. Từ năm học 2015-2016 nhà trường đã ứng dụng phần mềm SMAS để quản lý học sinh, đến nay đã hoạt động ổn định, giáo viên đã thành thạo khi sử dụng đã hoàn thành phần nhập điểm, đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng qui định. Các loại hồ sơ sổ sách như: học bạ, sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ ghi điểm… được sử dụng trên phần mềm.

 Các tổ chuyên môn đều có sự quan tâm trong việc đưa ứng dụng CNTT vào phục vụ giảng dạy. Cụ thể các tiết học có đầu tư soạn bài giảng e-learning, sử dụng máy chiếu, bảng tương tác để minh hoạ trong tiết học thêm sinh động. Các tổ chuyên môn, giáo viên có tham gia sinh hoạt chuyên môn, trao đổi trên mạng trường học kết nối, có nhiều tổ sinh hoạt chuyên môn, nhiều sản phẩm sinh hoạt được đăng tải trên mạng cụ thể trong năm học 2017-2018 như sau: Tài khoản của giáo viên đang sử dụng 84/84, tỷ lệ: 100%, tài khoản của học sinh 661/ 1635 đạt tỷ lệ: 40,42%; bài viết của giáo viên 265 bài (Toán 51; Lý 07; Hóa 04; Sinh 05; Văn 52; Sử 29; Địa 20; GDCD 14; Công nghệ 09; Anh Văn 42; Âm nhạc 08; Mĩ thuật 15; Tin học 09). Đã thực hiện được 810 tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

 4.3. Đổi mới cách đánh giá giáo viên, thi giáo viên dạy giỏi tại đơn vị.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được nhà trường quan tâm, 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do huyện, Sở giáo dục tổ chức; thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, mở các chuyên đề nâng cao và đổi mới phương pháp, phát huy tính tự học, tự rèn trong cán bộ giáo viên, giáo viên đạt chuẩn trở lên: 100%, vượt chuẩn: 80,48%;

Nhà trường phân công sử dụng đội ngũ đảm bảo theo quy định, đúng theo chuyên môn và được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc, 100% cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

 Giáo viên giỏi cấp trường: 19 giáo viên; giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 15 giáo viên. Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Xếp loại tốt: 56/87 GV tỷ lệ: 64,4%, Khá: 31/87 GV tỷ lệ: 35,6%.

4.4. Quản lý dạy thêm học thêm; chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường; khắc phục tình trạng lạm thu.

Nhà trường thực hiện tốt các chủ trương của nhà nước về quản lý dạy thêm học thêm, chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm. Hướng dẫn giáo viên hoàn thiện hồ sơ đăng ký dạy thêm trong hè và tổ chức thẩm định, kiểm tra đúng quy định. Chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, thu, chi đúng theo quy định của nhà nước, chi tiêu rõ ràng minh bạch, công khai , thực hiện tốt chế độ miễn giảm học phí cho các đối tượng diện chích sách, hộ nghèo; ngoài ra nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp, chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em học tập; Từ đầu năm học đến nay  nhà trường đã vận động chăm lo, giúp đỡ Chăm lo, giúp đỡ 204 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với 3500 quyển tập vận động hỗ trợ 94 bộ quần áo đồng phục 17 suất học bỗng trị giá 48.500.000

     5. Công tác chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình - sách giáo khoa mới

5.1. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình - sách giáo khoa mới

          - Tổ chức nghiên cứu, góp ý dự thảo chương trình chi tiết môn học, hoạt động giáo dục.

Trong năm học nhà trường đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên đóng góp ý kiến cho dự thảo chương trình các môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình GDPT mới bằng các hình thức phù hợp như mở hội thảo, lồng ghép trong sinh hoạt chuyên môn, và tổng hợp ý kiến để gửi về trên, 100% giáo viên tham dự. từ đó giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt tâm thế cho việc thực hiện.

 Nhìn chung sách giáo khoa đã thể hiện đúng mục tiêu yêu cầu nêu trong chương trình các môn học, thể hiện tính hiện đại, cập nhật, tính chính xác, hệ thống của kiến thức. Nội dung sách giáo khoa đã thể hiện tính thiết thực, sát thực tiễn, đảm bảo cân đối giữa nội dung lý thuyết và yêu cầu thực hành vận dụng. Nội dung sách giáo khoa đã thể hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giúp học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức, thực hành vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của học sinh. Nội dung của sách giáo khoa đã phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, với trình độ của giáo viên, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với xu hướng của thời đại. Sách giáo khoa có cấu trúc hợp lý, các chương bài được bố trí logic. Phần kênh hình, kênh chữ được sắp xếp phù hợp với nội dung của bài học.

         - Rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ, cập nhật kiến thức mới dưới hình thức tự học, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên…

Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được nhà trường quan tâm, 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do huyện, Sở giáo dục tổ chức; thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, mở các chuyên đề nâng cao và đổi mới phương pháp, phát huy tính tự học, tự bồi dường, bồi dưỡng thường xuyên trong cán bộ giáo viên, Kết quả giáo viên đạt chuẩn: 100%, vượt chuẩn: 80,48%;

        - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường đối với 3 môn (Thể dục, Hóa học, Âm nhạc); tổ chức giao lưu chuyên môn để tích lũy kinh nghiệm cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, với trường THCS Ngô Quyền, THCS Nguyễn Trãi quận Ô Môn. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được 37 lần (Ngữ văn: 08; Toán: 06; Tiếng anh: 03; Lý- CN: 06; Hóa- Sinh: 04; Sử- Địa - GDCD: 10);

5.2. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng thành thạo trang mạng Trường học kết nối, sẵn sàng cho các đợt tập huấn trực tuyến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Nhà trường tiếp tục phân công 01 đồng chí trong Ban lãnh đạo, 01 giáo viên tin học phụ trách sẵn sàng cho các đợt tập huấn trực tuyến về chương trình, sách giáo khoa mới, tăng cường kiểm tra giám sát việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, trao đổi trên mạng trường học kết nối, gởi sản phẩm được đăng tải trên mạng của giáo viên, tổ chuyên môn.

5.3. Công tác truyền thông, thông tin về chương trình, sách giáo khoa mới.

Nhà trường tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, thông tin về chương trình, sách giáo khoa mới trong đội ngũ cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh, để đến khi áp dụng có hiệu quả cao nhất.

    6. Đánh giá chung.

Nhà trường đã quán triệt và triển khai thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng, chương trình hành động “Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Cuộc vận động “Hai không”; bằng những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp; gắn với việc đổi mới phương thức giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tạo được sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục.

Nhà trường đã thực hiện tốt việc quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định; Công khai tài chính rõ ràng, minh bạch, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ. Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội; Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Cán bộ giáo viên nhà trường đạt trình độ về đào tạo theo quy định. Cán bộ quản lí làm việc khoa học, đạt hiệu quả khá tốt. Tất cả giáo viên đều được xếp loại có năng lực chuyên môn từ khá trở lên; không có cán bộ giáo viên nào vi phạm pháp luật và quy định về đạo đức nhà giáo. Đa số học sinh đều có ý thức chấp hành tốt Điều lệ trường trung học;

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên nghiêm túc chấp hành quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần của nhà trường và của các tổ chuyên môn, của giáo viên theo tinh thần đổi mới quản lý giáo dục. thực hiện tốt chương trình các môn học; xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong một số môn học; thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Nhà trường đã tập trung đổi mới các hoạt động giáo dục như: Chỉ đạo ban tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện và vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh; tăng cường quản lý, thanh kiểm tra việc đổi mới PPDH, KTĐG trong nhà trường; Xây dựng mô hình tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn đổi mới PPDH, KTĐG tích cực và hiệu quả; chỉ đạo giáo viên dạy học phân hóa theo năng lực học sinh; đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học; tổ chức dạy học thông qua di sản, phương pháp bàn tay nặn bột...

          Công tác giáo dục truyền thống dân tộc và lý tưởng cách mạng luôn được nhà trường quan tâm đẩy mạnh, đã thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, nhiều loại hình đa dạng như sinh hoạt dưới cờ, tổ chức hội thi, hội trại truyền thống, sinh hoạt chủ điểm gắn với các ngày truyền thống như ngày Nhà giáo VN 20/11, ngày thành lập QĐNDVN 22/12…Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, nội dung trong lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, thông qua hành động nghiêm trang chào lá cờ tổ quốc và hát quốc ca, học sinh thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ quốc của mình.  

Chỉ đạo và tổ chức đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để giáo viên trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học; giáo viên đã coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, trong quá trình đổi mới giáo dục đã thúc đẩy động lực học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả giáo dục; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới đã gắn với việc khai thác, sử dụng các thiết bị trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng từng bộ môn.

Tổ chức thực hiện tốt các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia, trường học thân thiện, văn minh, học sinh học tập tích cực; thực hiện đạt hiệu quả các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các chuyên đề với nhiều hình thức, trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát huy tích cực, tự chủ, tự giác. Qua đó đã rèn luyện được kỹ năng sống, xây dựng và hình thành tính cách con người Việt Nam giàu trí tuệ, bản lĩnh, nhân ái, đậm đà bản sắc dân tộc.

Công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe; đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh cũng được chú trọng;

Nhà trường tích cực đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý và giáo viên tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập, chủ động và sáng tạo, tổ chức cho học sinh tích cực tự rèn luyện nhân cách, thể chất và trí tuệ, kỹ năng làm chủ cuộc sống;

        7. Đề xuất, kiến nghị:  Không

 

Nơi nhận:                                                                              HIỆU TRƯỞNG   

- Phòng GD&ĐT (báo cáo);

- UBND thị trấn Thới Lai (báo cáo);

- BLĐ nhà trường (thực hiện);

- Tổ trưởng các tổ CM (triển khai);

- Lưu: VP.  

 

 

 

 

         

 

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (1270)bình luận (0) Đánh giá bài viết (4)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net