Tổng lượt truy cập: 832193
Đang truy cập: 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - DẠY THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 9
Theo: - Cập nhật ngày: 23/03/2012 - 10:26:01
 
   

 

 

 

 

 

 

PHẦN I: CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI:

 

Cùng với Giáo Dục và Đào Tạo, khoa học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu khẳng định tầm quan trọng của giáo dục trong thời kì CNH và HĐH đất nước. Với mục tiêu xây dựng con người mới, đào tạo thế hệ trẻ có đạo đức trong sáng, có tri thức khoa học, có tư tưởng sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp và có sức khỏe.

 

Ở trường THCS môn công nghệ 9 là một môn học mới được thiết kế theo mô đun nghề nên thời lượng thực hành khá cao, môn học mang tính thực tế, rất thiết thực cho viêc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS.

 

Trong thời kì kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày càng đước nâng  cao, từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Trong những năm gần đây chương trình đổi mới sách giáo khoa nói chung và môn công nghệ nói riêng là một bước ngoặc về sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và đổi mới về phương pháp học tập của học sinh.

 

Trong thực tế môn công nghệ hiện nay chưa được coi trọng thực sự bởi vì nó chỉ là môn học bổ trợ kiến thức về đời sống, xã hội tự nhiên và cung cấp cho các em những kiến thức về một số nghề trong thực tiễn, nhiều em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn học này.

 

Để đáp ứng nhu cầu đó, cần nâng cao chất lượng dạy và học nhầm đào tạo cho học sinh có thói quen chủ động sáng tạo, chống lại thói quen thụ động khi tiếp thu bài. Ngành giáo dục đã tiến hành đối mới phương pháp dạy học theo hướng giảm lý thuyết tăng tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức cho học sinh.

 

Đối với môn công nghệ, thực hiện việc đổi mới phương pháp là một việc làm rất cần thiết, nhằm giúp học sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức. Qua thực tế giảng dạy môn công nghệ nhiều năm liền tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của mình về việc dạy thực hành môn công  nghệ 9 “Môdun lắp đặt mạng điện trong nhà”  theo phương pháp đổi mới.

 

PHẦN II: NỘI DUNG

 

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

          Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo mô đun nghề. Mô đun nghề điện dân dụng nói riêng cũng như các mô đun nghề khác của môn Công Nghệ 9 có thời lượng thực hành khá cao. Các bài thực hành có hai dạng:

          + Vận dụng lí thuyết để giải các bài tập tình huống, bài thực hành rèn luyện kĩ năng.

          + Thực hành tạo sản phẩm: Chủ yếu là thực hành việc thực hiện quy trình công nghệ, các thao tác kĩ thuật sản xuất ra một sản phẩm đơn giản.

          Cấu trúc chung của các bài thực hành có: Phần chuẩn bị, nội dung thực hành, trình tự tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá. Cấu trúc này đảm bảo được những yêu cầu của nội dung thực hành, tuy nhiên để vận dụng vào thực tế nhằm giúp cho học sinh nâng cao kĩ năng thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt theo từng nội dung cụ thể.

          Một thực tế là sau khi hoàn thành chương trình thì đa phần học sinh thao tác thực hành còn yếu, để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu là vô cùng khó khăn vì đặc trưng của môn học đòi hỏi người học phải được trang bị nhiều kĩ năng khác nhau như: Cách sử dụng các loại kiềm điện, sử dụng khoan, sử dụng cưa, sử dụng tua vít … Mặt khác còn phải có kĩ năng thiết kế mạch điện, có óc quan sát thẩm mĩ.

II/ CƠ SỞ THỰC TIỂN:

          Trên thực tế việc thực hiện chương trình đối với các trường THCS ở vùng nông thôn nói chung, ở trường THCS TT Thới Lai nói riêng còn gặp nhiều trở ngại vì cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Mặt khác các đồ dùng, thiết bị dạy học có chất lượng không cao, các thiết bị, vật liệu tiêu hao chưa bổ sung kịp thời.

          Môn Công Nghệ 9 còn là một môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp, việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học thì đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều. Tâm lí các em là ngại khi thực hành ngay tại lớp, không hứng thú tìm tòi chuẩn bị thêm ở nhà, điều này đã được kiểm nghiêm qua các năm học.

       1. Về đối tượng:

          Các em vùng sâu đa phần đều la con em gia đình làm nghề nông nghiệp. Việc hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính công nghiệp như môn Công Nghệ mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy bộ môn Công Nghệ phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với điện, với các thiết bị điện, mặt khác các thiết bị điện với các em còn khá mới mẻ, thậm chí có một số em còn chưa có điều kiện tự tay mình lắp đặt các thiết bị điện trong nhà.

       2. Về khách quan:

       Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ đảm bảo cho việc thực hiện bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia cùng một lúc, chưa có phòng thực hành Lí-Công nghệ đủ tiêu chuẩn, các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu, đặc biệt là các thiết bị được cấp về có chất lượng không cao, thậm chí sử dụng vài lần đã hỏng.

III. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 9 - MÔ ĐUN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ TẠI TRƯỜNG THCS TT THỚI LAI:

  1. 1.     Khảo sát:

          Sau khi thăm dò, lấy ý kiến học sinh vê môn Công Nghệ tôi thấy đa phần các em ngại khi học môn này vì các em nhận thấy sản phẩm của mình tạo ra chỉ mang tính thí nghiệm mà chưa thực tế, không được áp dụng vào sử dụng.

          Về địa điểm các em không thích học thực hành ngay tại phòng lí thuyết vì: Phải kê bàn ghế, vận chuyển dụng cụ, vật liệu, thiết bị thực hành …Số lượng học sinh chung một nhóm là khá đông vì thiếu dụng cụ nên không phải em nào cũng có thể tự tay mình làm ra sản phẩm, tỉ lệ học sinh muốn thực hành tại phòng thực hành bộ môn hoặc làm việc có ứng dụng vào thực tế là khá cao.

  1. 2.     Giải pháp thực hiện:

          Thực tế dạy học môn Công Nghệ 9 Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà tại trường THCS TT Thới Lai tôi mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiêm như sau:

 

       ±. Phần lí thuyết thực hành: ( Dạy trong 45 phút)

 

          - Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí: Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện qua hình vẽ, qua mô hình mạch điện mẫu, tổ chức cho học sinh tìm hiểu mối quan hệ điện của các phần tử trong mạch điện, ứng dụng mạch điện trong thực tế.

          - Vẽ sơ đồ lắp đặt: Giáo viên tổ chức cho học sinh dựa vào sơ đồ nguyên lí vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện theo đúng quy trình, khuyến khích học sinh có sự sáng tạo trong khi thiết kế mạch điện, sau đó thảo luận và chọn ra một sơ đồ khả thi nhất.

         - Lập kế hoạch làm việc: Giáo viên tổ chức cho học sinh lên kế hoạch làm việc bao gồm lập bảng dự trù thiết bị, vật liệu, dụng cụ, các bước tiến hành, yêu cầu kĩ thuật từng bước …

         - Giao công việc chuẩn bị về nhà cho từng nhóm.

 

       ±. Phần thực hành: ( Dạy trong các tiết còn lại theo PPCT của một bài)

 

          - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: Kiểm tra thông qua ban cán sự lớp.

          - Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát bảng điện mẫu, quá trình vận hành làm việc của mạch điện.

          - Giáo viên giám sát hướng dẫn học sinh thực hành lắp đặt mạch điện thực tế dựa vào sơ đồ lắp đặt.

          - Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chí. Sau đó giáo viên nhận xét, kết luận chung, rút kinh nghiệm.

Ví dụ một mẫu báo cáo thực hành cụ thể:

--- – ± — ---

 

Baùo caùo thöïc haønh

Baøi 6

LAÉP MAÏCH ÑIEÄN BAÛNG ÑIEÄN

 

          Lôùp:………Nhoùm:……….Toå:………. (Nhoùm Kieåm tra:………)

          Hoï vaø teân caùc thaønh vieân trong nhoùm:

          1/. …………………………………………......................................................................…………………..

          2/.…………………………………………….......................................................................…………………

          3/.………………………………………….......................................................................……………………

          4/.…………………………………….......................................................................…………………………

          5/.………………………………………….......................................................................……………………

Caùc coâng ñoaïn

Noäi dung coâng vieäc cuûa coâng ñoaïn

Duïng cuï caàn thieát

Yeâu caàu kó thuaät cuûa coâng ñoaïn

Vaïch daáu

- Boá trí TB Treân BÑ

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

……………...........…..

……………...........…..

……………...........…..

……………...........…..

- Boá trí thieát bò hôïp lí

- VaÏch daáu chính xaùc.

Khoan loã baûng ñieän

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

Muõi khoan, maùy khoan

Khoan chính xaùc loã khoan.

Loã khoan thaúng

Noái daây caùc thieát bò ñieän

Noái daây caùc TBÑ treân BÑ

Noái daây ra ñeøn

Kìm tuoát daây, kìm troøn, kìm ñieän, baêng dính

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

Laép TBÑ vaøo BÑ

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

 

Tua vít, kìm

Laép TB ñuùng vò trí.

Caùc thieát bò ñöôïc laép chaéc, ñeïp

 

Kieåm tra vaø vaän haønh thöû

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

…………………………..................…..

Buùt thöû ñieän.

Maïch ñieän ñuùng sô ñoà.

Maïch ñieän laøm vieäc toát, ñuùng yeâu caøu kó thuaät.

* Ñaùnh giaù keát quaû thöïc haønh (tieát 2):

 

Tieâu chí ñaùnh giaù

Thang ñieåm ñaùnh giaù

Ñieåm

Nhaän xeùt

1. Chuaån bò thöïc haønh.

2

 

 

2. Ñuùng quy trình, thôøi gian, Thao taùc kó thuaät

2

 

 

3. Yeâu caàu saûn phaåm thöïc haønh:

+ Boá trí thieát bò ñeïp, hôïp lí.

+ Caùc moái noái chaéc ñeïp.

+ Baûng ñieän laøm vieäc toát,  ñuùng sô ñoà mạch điện.

 

1

1

2

 

 

4. Ñaûm baûo an toaøn ñieän.

1

 

 

5. Veä sinh nôi laøm vieäc

1

 

 

Toång soá ñieåm

10

 

 

* Ñaùnh giaù keát quaû thöïc haønh (tieát 3):

 

Tieâu chí ñaùnh giaù

Thang ñieåm ñaùnh giaù

Ñieåm

Nhaän xeùt

1. Chuaån bò thöïc haønh.

2

 

 

2. Ñuùng quy trình, thôøi gian, Thao taùc kó thuaät

2

 

 

3. Yeâu caàu saûn phaåm thöïc haønh:

+ Boá trí thieát bò ñeïp, hôïp lí.

+ Caùc moái noái chaéc ñeïp.

+ Baûng ñieän laøm vieäc toát,  ñuùng sơ ñoà mạch điện.

 

1

1

2

 

 

4. Ñaûm baûo an toaøn ñieän.

1

 

 

5. Veä sinh nôi laøm vieäc

1

 

 

Toång soá ñieåm

10

 

 

Sô ñoà laép ñaët:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kết quả thực hiện:

          Sau khi áp dụng phương pháp mới vào thực tế giảng dạy tại trường THCS TT Thới lai năm học 2010 – 2011 đạt được kết quả như sau:

ÑIEÅM TRUNG BÌNH CAÛ NAÊM

Naêm hoïc 2010 - 2011

STT

LÔÙP

HS

KEÙM

YEÁU

TOÅNG COÄNG

TB

KHAÙ

GIOÛI

TOÅNG COÄNG

GHI CHUÙ

0-3,4

3,5-4,9

<5

5-6,4

6,5-7,9

.8-10

>5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

 

1

9A1

42

 

 

 

 

 

 

2

4.8

28

66.7

12

28.6

42

100

 

2

9A2

38

 

 

 

 

 

 

2

5.3

32

84.2

4

10.5

38

100

 

3

9A3

39

 

 

 

 

 

 

3

7.7

28

71.8

8

20.5

39

100

 

4

9A4

39

 

 

 

 

 

 

4

10.3

30

76.9

5

12.8

39

100

 

5

9A5

39

 

 

 

 

 

 

5

12.8

26

66.7

8

20.5

39

100

 

6

9A6

41

 

 

 

 

 

 

6

14.6

29

70.7

6

14.6

41

100

 

7

9A7

42

 

 

 

 

 

 

 

 

7

16.7

35

83.3

42

100

 

8

9A8

41

 

 

 

 

 

 

 

 

8

19.5

33

80.5

41

100

 

TOÅNG

321

 

 

 

 

 

 

22

6.9

188

58.6

111

34.6

321

100

 

 

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

          Thực tế trong nhiều năm học qua để đạt được nhiều kết quả cao như vậy thì đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị thật kĩ trước khi tiến hành cho học sinh tổ chức thực hành. Nếu cần thì thiết thì giáo viên phải thao tác nhiều lần để nâng cao kĩ năng làm việc cũng như phán đoán được các nguyên nhân hư hỏng hoặc mạch điện không làm việc có thể xãy ra.

          Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành phải quán xuyến được học sinh, phải đảm bảo các điều kiện an toàn lao động và an toàn điện cho học sinh. Đặc biệt là khâu vận hành thử mạch điện giáo viên phải hết sức cẩn thận và kiểm tra kĩ lưỡng.

          Trong quá trình giảng dạy trực tiếp, trước khi cho học sinh thực hành bao giờ giáo viên cũng làm thử trước, bố trí trước nơi làm việc cho học sinh. Đặc biệt là kiểm tra thật kĩ phần chuẩn bị của học sinh. Khi sản phẩm hoàn thành thì giáo viên phải trực tiếp kiểm tra và vận hành thử.

          Sau mỗi bài thực hành thì giáo viên phải nhận xét, cho điểm và rút kinh nghiệm ngay.

 

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. ĐÁNH GIÁ:

          Trong quá trình áp dụng sáng kiến mới của mình tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu bài mà còn được nâng cao hơn về kĩ năng và yêu thích môn học hơn rất nhiều. Khi hỏi về nghề nghiệp tương lai có nhiều em mạnh dạn nói sẽ theo nghề điện dân dụng.

          Không chỉ các em chỉ hoàn thành các sản phẩm ngay tại trường, mà các em còn có thể lắp đặt được rất nhiều mạch điện đơn giản trong gia đình mình.

2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:

          Môn Công Nghệ 8, 9 nhìn chung là một môn học có phần khô khan, tỉ lệ thực hành khá cao, lại là môn học đòi hỏi người dạy phải trang bị rất nhiều kĩ năng khác nhau từ kĩ năng sử dụng khoan, kĩ năng sử dụng các loại dụng cụ điện, đến kĩ năng sử dụng các loại cưa, bào, đục ...Chính vì như vậy nên giáo viên giảng dạy là giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành.

          Mặt khác đặc thù của bộ môn đòi hỏi khá nhiều về điều kiện cơ sở vật chất từ phòng thực hành đến các dụng cụ, thiết bị, vật liệu điện. Do đó cần xem xét bố trí được một phòng thực hành bộ môn dành cho Lý-Công Nghệ, và nhà trường cần có sự đầu tư, bổ sung các vật liệu và thiết bị thực hành thường xuyên.

          Hiện nay theo phân phối trương trình 1 tiết/  tuần nên việc bố trí thời khoá biểu cần phải tính toán phù hợp hơn bởi thời lượng thực hành đảm bảo thì chất lượng thực hành mới cao.

          Trên đây tôi đã trình bày tất cả điều mà mình đã và đang làm, đồng thời cũng mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Rất mong sự quan tâm của đồng nghiệp với bài viết này. Tôi xin lĩnh hội các ý kiến đóng góp xây dựng.

 

                                                              TT Thới Lai, ngày 12 tháng 03 năm 2012

 

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC             NGƯỜI VIẾT

  TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI

 

 

 

 

                                                                                   Võ Hồng Thái

 

 

 

 

 

 

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (9346)bình luận (0) Đánh giá bài viết (4)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net